Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Tiến sĩ Brian Tracy nói chuyện về kinh doanh

Brian Tracy, diễn giả hàng đầu thế giới về tối đa hóa năng lực thành công cá nhân và doanh nghiệp.
Được biết đến là một trong những diễn giả có khả năng kiến tạo động lực nổi tiếng nhất thế giới, Brian Tracy đã có hơn 30 năm nghiên cứu và đào tạo về tư duy thành công. Ông đã giúp đỡ hàng trăm hàng ngàn người trên toàn thế giới, bao gồm các giám đốc điều hành cấp cao của IBM, FedEx, Hewlet-Packard, Wal-Mart, Ford cùng nhiều công ty hàng đầu thế giới khác, đạt được mục tiêu cá nhân và mục tiêu doanh nghiệp nhanh hơn và dễ dàng hơn họ từng nghĩ. 

Brian Tracy đã chia sẻ nhiều nguyên tắc và bí quyết do ông đúc kết và đã được những người thành công và giàu có nhất thế giới kiểm nghiệm và áp dụng. Với sự hướng dẫn trực tiếp của Brian Tracy, người tham dự sẽ được học hỏi và thực hành nhiều kỹ năng như: Làm chủ sự thay đổi, Tư duy và thói quen thành công, Quy luật tối đa hóa năng suất, Xây dựng kế hoạch thành công, Quản lý thời gian, Nuôi dưỡng thành công… Ngoài ra, người tham dự còn được tiếp cận và sử dụng nguồn tài liệu và công cụ thực hành toàn diện, hoàn toàn miễn phí của Brian Tracy để tiếp tục tự hoàn thiện bản thân, nhờ đó, thúc đẩy họ đạt được những thành tựu lớn hơn cho cá nhân và doanh nghiệp, cả về mặt tài chính và tinh thần.

Xin giới thiệu Video clip bài nói chuyện của Ông gđể mọi người tham khảo !

RỜ MỜ (R-M)

Người ta thường nói 'trong rờ có mờ, trong mờ còn rờ' , thực hư đó là cách nói chữ thôi chứ hiểu đúng là 'trong rủi có may, trong may còn rủi' để nhắc nhở về những qui luật đối lập mà người thành công hay dùng đến, biết nhìn thấy cơ hội ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh, không bao giờ từ bỏ lúc gặp khó khăn.
Trong mọi sự việc, hoàn cảnh vui hay buồn luôn ẩn chứa những cơ hội và ý nghĩa riêng. Con đường học vấn, các cơ hội trong công việc, nghề nghiệp và cuộc sống riêng của bạn thường chịu ảnh hưởng bởi sự tình cờ của số phận và cả sự cố gắng, quyết tâm tìm kiếm của chính bạn.
Chẳng hạn bạn có tìm được một việc làm thích hợp, gặp một người bạn thú vị hay bỏ lỡ cơ hội đó tùy thuộc vào ngày hôm đó bạn có đọc được các mục tuyển dụng trên báo hay dành thì giờ để tiếp xúc, chia sẻ.
Cơ hội chỉ đến với người nào biết nắm lấy cơ hội kịp lúc. Bạn vẫn phải chấp nhận khả năng thất bại có thể xảy ra, nếu đến một lúc nào đó bạn nhận ra rằng đó chưa phải là cơ hội dành cho bạn. Tuy nhiên, càng nỗ lực nhiều, bạn càng có cơ hội nhận được kết quả tốt hơn.

Trở về với công việc sau một tuần nghỉ hè, Stephen nhận được 660 e-mail đang chờ sẵn trong hộp thư. Phải đọc và trả lời khối lượng thư này tưởng chừng là một công việc không thể hoàn thành nổi. Anh cho biết: “Nhiều khi tôi nhận e-mail của người sát vách văn phòng mình hoặc nhiều e-mail hết sức vớ vẩn. Cứ chốc chốc lại nhận được e-mail, điều đó thật mất thời gian và làm ngắt quãng công việc. Nhưng tôi không thể không mở hộp thư”.

Dù vậy, Stephen không muốn bỏ sót bất kỳ thông tin nào. Anh cố tập thói quen đọc lướt tất cả những e-mail gửi đến. Và, “Bây giờ tôi có thể vừa trả lời e-mail vừa nói chuyện điện thoại. Nghe có vẻ hơi khiếm nhã nhưng quả thật, điều này giúp tôi nhận ra những e-mail quan trọng và rất hữu ích cho tôi trong hàng đống thư gửi đến. Đó là trò đùa của cơ hội nhưng bạn phải tham gia” – Anh nói.

Người thành công tin rằng cơ hội đóng một vai trò quan trọng trong công việc, cuộc sống và họ đề cao việc luôn sẵn sàng đón nhận cơ hội mới. Cơ hội thường đến với tất cả mọi người, nhưng chỉ có những người dám mạo hiểm hay sẵn lòng chuẩn bị mới có thể vận dụng những cơ hội đó cho thành công và hạnh phúc của mình.


HOÀI NIỆM


26 năm trời, quãng thời gian đủ dài cho nửa đời phiêu bạt, đủ một cái chớp mắt qua cơn ngủ dài , nhưng với  tôi mới như từ hôm qua. Hành trình trở về cho cuộc hội ngộ vừa qua, đủ để người ta cảm  nhận được, cái gì là có ý nghĩa trong cuộc đời này, dẫu có biết bao bộn bề từ sự mưu sinh của cuộc sống. Vội vã về vội vã ra đi, tôi tin đó không chỉ là cảm xúc của mỗi mình tôi mà các bạn của tôi, chẳng cần phải thốt lên đâu, họ cũng tiếc nuối không kém, cũng lặng lẽ trên những chiếc xe đang bon bon về lại thành phố, vùng quê, về lại cuộc sống đời thường, họ thì thầm nhất định sẽ có ngày trở về lần tới nữa.

Riêng tôi cảm giác lâng lâng, lãng đãng vẫn còn đấy, bất chợt bắt gặp ánh mắt người ấy, từng làm tôi ngẩn ngơ lúc đang là thằng nhãi ranh học lớp 6, trong buổi hội ngộ trùng phùng này, tôi gặp lại người xưa, nhìn thoáng qua nàng, chào hỏi một vài câu, không biết nói gì, chỉ biết cười, vờ như chẳng có gì, chẳng ai có thể biết được tôi nghĩ gì. Nàng rủ tôi cùng chụp hình chung với đám bạn thân làm kỷ niệm. Đứng bên cạnh nàng, cảm giác thằng người gần 44 tuổi,mà cứ như mới yêu lần đầu, tôi luôn dõi theo từng cử chỉ và bóng dáng của nàng. Sau gần 26 năm không gặp, bây giờ trông nàng vẫn như xưa, từ gọng nói, điệu bộ, cử chỉ vẫn thế, chỉ có khuôn mặt và hình dáng đã là thiếu nữ tuổi U40 rồi, với tôi nàng vẫn không thay đổi, vẫn tính cách tất bật lo toan, chi li từng việc nhỏ nhất, sợ kẻo công tác hậu cần, ngày lễ không thành thì ân hận lắm.
Thực ra tôi và nàng chẳng có gì, chỉ là mối quan hệ bạn bè ngày còn đi học từ lớp 6 đến hết học phổ thông trung học rồi bặt tin. Hồi đó tôi để ý nàng, thấy hay hay thì thương thầm nhớ trộm, mất gì cơ chứ, nàng cũng không biết đâu, hoặc chỉ cho tôi là thằng nhãi ranh. Những tình cảm thoáng qua ấy ngày xưa ấy cũng chỉ đủ tôi lưu lại thành ký ức phai nhạt, chưa một lần đụng đến. Bất chợt lại ào về trong ngày hội ngộ và vẫn còn lãng đãng đến bây giờ!
 
Ai cũng có những khoảng trống cho riêng mình, với tôi sự chia sẻ những cảm xúc này cho những ai vốn đồng cảm, góp thêm hương vị ngọt ngào cho cuộc sống đẹp đẽ cũng là điều đáng quí biết bao.

“Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta được thêm ngày nữa để yêu thương!”
(Kahlil Gibran)

NA.09/05/2012

Quản lý thời gian

Bạn muốn tận dụng tốt hơn quỹ thời gian dành cho công việc của bạn? Nếu thế, bạn không phải là người duy nhất có mong muốn này. Tất cả chúng ta đều muốn làm việc đạt năng suất và hiệu quả cao nhất nhưng tất nhiên cũng chẳng ai muốn dành toàn bộ thời gian quý báu vào công việc.

Quản lý thời gian cũng là cách để quản lý chính bản thân bạn. Vì vậy, trong phần tiếp sau của bài viết, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách thức làm việc có tổ chức hơn, biết duy trì độ tập trung và tận dụng tốt nhất có thể quỹ thời gian của bạn. Tuân thủ kế hoạch đã đặt ra

1. Lên danh sách việc cần làm

Cần có một danh sách việc cần làm và tạo thói quen bổ sung thường xuyên. Với danh sách nhắc việc đó, bạn sẽ không quên hoặc bỏ lỡ bất cứ việc gì. Luôn mang theo danh sách này bên mình, có thể lưu trong thiết bị cầm tay (như di động, PDA, v.v.) hoặc sổ kế hoạch làm việc. Điều quan trọng là bạn nên cụ thể hoá các dự án, chương trình dài hơi hay trước mắt thành từng bước chi tiết, tránh ghi chung chung, đại khái.

2. Ước tính thời gian thực hiện các công việc

Cần xác lập khung thời gian cần thiết dành cho từng công việc và cả ngày đáo hạn để hoàn thành. Trong thời gian làm những việc không quan trọng lắm, bạn có thể tranh thủ lúc rảnh rỗi để làm một số việc khác, chẳng hạn, bạn có thể lướt net tìm kiếm thông tin trong khi chờ cuộc họp sắp diễn ra.

3. Tự mình đặt kỳ hạn cho mình và nghiêm túc tuân thủ

Khi đặt ra các điểm đáo hạn cho công việc của mình, bạn cần tính toán hết sức thực tiễn và nỗ lực bằng mọi giá để hoàn thành đúng kỳ hạn. Bất cứ việc gì cũng phải dành cho một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành. Đã bao giờ bạn thấy mình phải đọc báo cấp tốc, đưa ra các quyết định công việc ngay trước kỳ nghỉ hay vội vàng hoàn thành những nhiệm vụ được giao?